Điều trị ngón tay cò súng có mất nhiều thời gian không?

Điều trị ngón tay cò súng cũng như điều trị những bệnh khác, cần phải có thời gian để tổn thường hồi phục. Tuy nhiên, để điều trị triệt để bệnh này và không tái phát thì thực tế lại rất nhanh chóng. Tiểu phẫu là cách điều trị triệt để bệnh và không tái phát, thời gian tiểu phẫu không quá 30 phút, về ngay sau mổ, không cần nằm viện.
Nếu không khám chữa sớm thì sẽ gây bất tiện trong sinh hoạt cũng như những ảnh hưởng khác tới sức khỏe. Vậy điều trị ngón tay bị cò súng có mất nhiều thời gian hay không?
Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được chúng tôi giải đáp thắc mắc này!

Thời gian điều trị ngón tay cò súng

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người mà thời gian điều trị khác nhau. Khi mới phát hiện ngón tay bị cò súng nên khám chữa càng sớm thì càng khỏi bệnh nhanh chóng.
 
Những người mới có dấu hiệu mắc bệnh, các ngón tay cụp nhẹ, cụp lưng chừng sẽ dễ chữa và không mất nhiều thời gian so với những người bệnh nặng hơn, các ngón tay cụp sâu vào trong.
 
Thời gian điều trị chứng bệnh này cũng phụ thuộc vào từng phương pháp. Với cách điều trị bảo tồn (dùng thuốc) các bác sĩ sẽ nẹp ngón tay ở tư thế trung tính để cho gân và đốt tay duỗi thẳng rồi đó tiêm thuốc giảm đau.
 
Sau khoảng 10 đến 15 ngày bệnh nhân sẽ khỏi hoàn toàn. Phương pháp này thường được áp dụng với những người ở giai đoạn đầu, mới có dấu hiệu của bệnh. 

Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn nặng, ngón tay bị cò súng trong suốt một thời gian dài, thậm chí ngón tay bị kẹt, không duỗi ra được thì phẫu thuật là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất. Ròng rọc A1 được giải phóng để mở rộng đường đi cho gân, ngón tay sẽ cử động được như bình thường.
 
Tiểu phẫu này chỉ diễn ra trong vòng khoảng 30 phút và chỉ 7-10 ngày vết mổ sẽ bình phục, sau đó cắt chỉ và ngón tay bệnh nhân sẽ hoạt động dễ dàng như bình thường.
Vị trí đường mổ ngón tay cò súng khi bệnh nhân bị ngón giữa

Lưu ý khi điều trị ngón tay cò súng

Khi thấy có triệu chứng ngón tay bị cò súng nên đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám chữa và điều trị kịp thời. Không nên chủ quan hay coi nhẹ mà có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng cho các khớp, hệ xương cũng như gây ra những bất tiện trong sinh hoạt.
 
Trong quá trình nẹp hay sau phẫu thuật cần tránh cử động mạnh để vết thương lành hẳn, không bị sưng hay viêm nhiễm. Bác sĩ sẽ dặn dò và hướng dẫn cụ thể cách tập cũng cách vệ sinh vết mổ trước khi ra về.

Dưới đây là hình ảnh vết mổ ngón tay cò súng ngày thứ 9, bệnh nhân mổ ở nơi khác, hơn 9 ngày mà vết mổ vẫn ra dịch nên bệnh nhân đến khám nhờ tư vấn.

Lý do dẫn đến tình trạng này là khi mổ xong, bác sĩ trực tiếp mổ đã không dặn phải giữ khô vết mổ và cũng không hướng dẫ n tập vận động mà chỉ nói "sinh hoạt bình thường"?!

Trường hợp này khi kiểm tra thì vẫn nhìn thấy gân bên trong nên đã được tiểu phẫu lại, cắt lọc mô viêm, rửa sạch, khâu lại vết mổ. Sau 2 tuần thì bệnh nhân đã cắt chỉ và sinh hoạt bình thường.
Tập vận động quá sớm và không đúng cách làm vết mổ không lành
Tập vận động quá sớm và không đúng cách làm vết mổ không lành

Qua trường hợp bên trên, mình cũng muốn nhấn mạnh lại lần nữa về tầm quan trọng của tập vận động sau mổ đúng cách và chăm sóc vết mổ.
 
Một ca mổ thành công trên bàn mổ mới chỉ đi được 50% quãng đường, 50% còn lại là phụ thuộc chăm sóc sau mổ cũng như tập luyện để phục hồi chức năng.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi “điều trị ngón tay bị cò súng mất nhiều thời gian không?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc!
Bs. Thanh Tùng

Liên hệ: 0763.237.138 (Zalo, Viber, Facebook).

Mới hơn Cũ hơn