Hội chứng ống cổ tay và cách điều trị hiệu quả

Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý ở tay khá phổ biến, nó khác với bệnh ngón tay bật ở chỗ các ngón tay vẫn hoặt động bình thường, không bị kẹt. Nhưng các ngón tay bị tê nhức có khi gần như mất cảm giác.
Nhiều người bị nặng đến mức không thể cầm bút viết, không thể cầm đũa ăn cơm... Bài viết này mình viết với mong muốn đem đến cho các bạn một cái nhìn tổng quát và rõ ràng về hội chứng ống cổ tay.
Hãy cũng đọc thật kỹ bài này bạn nhé.

{tocify} $title={Nội dung bài viết}

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay cũng được gọi là hội chứng đường hầm cổ tay (carpal tunnel syndrome) là tình trạng thần kinh giữa trong ống cổ tay bị chèn ép gây tê bàn tay, các ngón tay, nhiều nhất là ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngón đeo nhẫn.
Tới thời điểm hiện tại, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này vãn chưa có kết luận nào cụ thể, nhưng thường xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh; có thai hoặc sau sinh nở; hay những người làm việc sử dụng nhiều động tác cổ và bàn tay như công nhân xây dựng, thợ may thêu, vận động viên cử tạ thể hình và thể dục dụng cụ, phụ nữ làm việc nội trợ, giáo viên…
Minh hoạ dây thần kinh giữ bị chèn ép gây tê các ngón 1, 2, 3 và nửa ngón 4 (ngón nhẫn)
Minh hoạ dây thần kinh giữ bị chèn ép gây tê các ngón 1, 2, 3 và nửa ngón 4 (ngón nhẫn)

Biểu hiện của hội chứng ống cổ tay

Biểu hiện đặc trưng của hội chứng đường hầm cổ tay là tê bàn và các ngón tay (mức độ tê còn tuỳ thuộc vào mức độ thần kinh bị chèn ép, thời gian bị đã lâu hay mới bị...).

Thông thường thì không có trường hợp tê đột ngột (trừ chấn thương), mà hiện tượng này thường diễn tiến âm thầm mà từ mức độ từ thấp đến cao.

Nhiều người lúc đầu chỉ cảm thấy tê bàn hoặc ngón tay khi làm việc, cầm nắm dụng cụ trong một thời gian liên tục, và đa phần nghĩ cảm giác tê đó là bình thường nên chủ quan không đi khám.
 
Theo thời gian, biểu hiện của bệnh dần dần nặng lên, lúc này hầu hết đều tự điều trị theo kính nghiệm: mát-xa, bôi dầu, ngâm nước ấm... và đến khi có biểu hiện tê thường xuyên, đặc biệt tê, nhức nhiều về đêm gây mất ngủ-chỉ lúc này người bệnh mới quyết định đi khám.

Đây cũng là lý do khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn, vì đa phần đã bị trong một thời gian dài, có trường hợp đã có biến chứng teo cơ.
Dây chằng ngang cổ tay chèn ép thần kinh giữa
Dây chằng ngang cổ tay chèn ép thần kinh giữa

Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay

Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 35, phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới gấp 3 lần do sử dụng đôi bàn tay nhiều hơn. Tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ thời kỳ mãn kinh, có thai, đang dùng thuốc uống tránh thai; Tương tự, tăng cân quá nhanh khi có thai cũng làm gia tăng sự phát triển của hội chứng này.

Điều này có thể xảy ra khi mang đa thai hay trước khi mang thai đã thừa cân hoặc bị "chửa ngực".

Những người bị chấn thương vùng cổ tay có thể do nguyên nhân chấn thương ống cổ tay như gãy xương hoặc do các bệnh mạn tính như viêm khớp, tiểu đường, suy thận, viêm khớp dạng thấp, suy giáp, phụ nữ mang thai, những người béo phì...
Hội chứng ống cổ tay gây đảo lộn sinh hoạt, công việc và cuộc sống của người bệnh
Hội chứng ống cổ tay gây đảo lộn sinh hoạt, công việc và cuộc sống của người bệnh

Chẩn đoán xác định hội chứng ống cổ tay

Để chẩn đóan chính xác hội chứng ống cổ tay, bác sĩ sẽ cho bạn đo điện cơ (EMG) sẽ được chỉ định để phân biệt với một số bệnh lý cột sống cổ gây chèn ép thần kinh và cũng có biểu hiện làm tê tay.
Đo điện cơ chẩn đoán chính xác hội chứng ống cổ tay và giúp loại trừ những bệnh lý khác
Đo điện cơ chẩn đoán chính xác hội chứng ống cổ tay và giúp loại trừ những bệnh lý khác

Điều trị hội chứng ống cổ tay

Điều trị không phẫu thuật

Nếu bệnh ở giai đọan sớm, có thể điều trị bằng thuốc đặc trị, đeo nẹp tay hỗ trợ, ngưng làm động tác có thể làm nặng triệu chứng, và bài tập điều trị đặc biệt.
Tuy nhiên biện pháp này chủ yếu làm chậm quá trình tổn thương thần kinh giữa chứ không giải quyết được nguyên nhân chính của bệnh (thần kinh giữa bị chèn ép), sau vài năm uống thuốc hoặc tiêm, bạn sẽ vẫn phải phẫu thuật, nhưng khi đó thường khó hồi phục hoặc không hồi phục nữa.
Và như đã trình bày ở trên, đa phần người bệnh chỉ đến khám khi đã có biểu hiện tê, nhức liên tục-nghĩa là đã bị khá lâu và mức độ nặng.

Điều trị phẫu thuật

Nếu điều trị bằng thuốc và tập vật lý trị liệu không có kết quả, hoặc ở giai đọan muộn hơn, phẫu thuật giải phóng dây thần kinh giữa khỏi bị chèn ép là phương pháp điều trị tối ưu.
Đây là một thủ thuật tiểu phẫu không quá phức tạp và cho hiệu quả cao, bệnh nhân không phải nằm lại bệnh viện, và thời gian phục hồi nhanh.
Minh hoạ phẫu thuật cắt bỏ dây chằng ngan cổ tay để giải phóng thần kinh giữa
Minh hoạ phẫu thuật cắt bỏ dây chằng ngan cổ tay để giải phóng thần kinh giữa

Tiểu phẫu điều trị hội chứng ống cổ tay?

Thời gian phẫu thuật chỉ khoảng 30 phút, bệnh nhân có thể về ngay (vì chỉ gây tê tại chỗ).
Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ mở đường mổ dài khoảng 2cm ngay giữa cổ tay, bóc tách và cắt bỏ dây chằng ngang cổ tay để giải phóng thần kinh giữa. Sau đó kiểm tra kỹ lưỡng vết mổ sẽ được may thẩm mỹ lại (khó thấy đường mổ sau khi lành-hình bên dưới).

Sau mổ 1 tuần sẽ cắt chỉ, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn bài chuyên tập phục hồi vận động cổ-bàn tay để tự tập tại nhà. Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy bớt ngay triệu chứng tê buốt và trở lại sinh hoạt hàng ngày.
Hình ảnh vết mổ hội chứng ống cổ tay sau khi vừa khâu lại
Hình ảnh vết mổ hội chứng ống cổ tay sau khi vừa khâu lại

Điều trị hội chứng ống cổ tay ở đâu?

Bạn có thể đến bất kỳ bệnh viện hoặc phòng khám nào của bác sĩ phụ trách về bệnh Cơ Xương Khớp để khám và điều trị hội chứng ống cổ tay. Không nên tốn tiền và thời gian vào những thực phẩm chức năng quảng cáo trên mạng.
Minh hoạ phẫu thuật cát bỏ dây chằng ngang cổ tay giải phóng thần kinh giữa
Minh hoạ phẫu thuật cát bỏ dây chằng ngang cổ tay giải phóng thần kinh giữa

Tỉ lệ hồi phục sau tiểu phẫu

Mức độ hồi phục của bệnh sau phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất vẫn là thời gian bị bệnh. Bị càng lâu sẽ hồi phục càng chậm thậm chí không hổi phục. Tuy nhiên, việc phẫu thuật sẽ giúp cho quá trình của bệnh không nặng lên.

Còn những trường hợp để quá lâu không điều trị, làm teo cơ mô cái, cứng khớp... thì việc phẫu thuật gần như không còn mang lại kết quả nữa.
Hình ảnh teo cơ trong hội chứng ống cổ tay nhưng không điều trị
Hình ảnh teo cơ trong hội chứng ống cổ tay nhưng không điều trị

Phòng ngừa hội chứng ống cổ tay

Để phòng ngừa hội chứng ống cổ tay, nhiều chuyên gia, bác sĩ, những người am hiểu đã đưa ra những kiến nghị như sau:
  • Các cơ bắp cần phải có nhiều thời gian để nghỉ ngơi thư giãn. Ngoài ra cần xoa bóp cổ tay để có thể phục hồi khả năng tuần hoàn máu cho các nhóm cơ của vùng cổ tay, tăng tưới máu cho các nhóm cơ vùng vai, cổ, tay. Hay thực hiện pháp vật lý trị liệu, bấm huyệt, châm cứu để được điều trị.
  • Khởi động cổ tay (và toàn thân nếu được) trước khi lao động đối với các công việc phải thường xuyên sử dụng động tác lắc cổ tay như: băm, chặt, quay cổ tay để guồng dây câu cá, lái xe máy đi xa... vì khi khởi động như vậy, các cơ và khớp ở cổ tay mới được hoạt động nhịp nhàng, tránh các chứng bong gân, phù nề ở vùng cổ tay. Khi thấy bị tê tay, tê tăng lên khi lao động, lái xe máy, hoặc bị tê khi đang ngủ, tê nhiều ở ngón trỏ và ngón giữa nên đi khám ngay để làm chẩn đoán điện xác định bệnh. Phát hiện và khám sớm để điều trị tê tay sớm có kết quả tốt.
  • Thường xuyên tập thể dục, nhất là với những người mà công việc bắt buộc phải ngồi nhiều, hoặc phải thực hiện những thao tác lặp đi lặp lại ở cổ tay. Luyện tập tay theo kiểu đơn giản là dùng tay này để mát xa cổ tay kia, nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm sự tắc nghẽn các dịch lỏng ở khu vực này, xoa nhẹ nhàng từ bàn tay và cổ tay, hướng dần lên nách và vai, cổ, lưng trên.
  • Nên mát xa nhẹ nhàng bàn tay và cánh tay. Đặt tay lên gờ giường khi ngủ. Có thể dùng đá chườm hay dùng túi chườm lạnh để giảm đau ở cổ tay. Luyện tập nhẹ nhàng đầu ngón tay và cổ tay sẽ giúp lưu thông các dịch trong cơ thể, tăng tuần hoàn máu giúp tay cử động dễ hơn.
Tập luyện giúp phòng ngừa bệnh hội chứng ống cổ tay
Tập luyện giúp phòng ngừa bệnh hội chứng ống cổ tay

Phẫu thuật kịp thời mang lại hiệu quả cao

dieu-tri-hoi-chung-ong-co-tay
Phẫu thuật sớm, ngay khi phát hiện triệu chứng, kết quả đo điện cơ cho thấy có biểu hiện của HCOCT  Hầu hết đều phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật.
dieu-tri-hoi-chung-ong-co-tay
Phẫu thuật sau 6 tháng – 24 tháng sau khi phát hiện  có thể hồi phục hoàn toàn, nhưng thời gian hồi phục chậm/có thể không hồi phục nhưng sẽ không nặng lên (do thần kinh bị chèn ép quá lâu).
dieu-tri-hoi-chung-ong-co-tay
Phẫu thuật khi tay tê quá mức, khi không làm được những việc nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày  thường hồi phục rất chậm hoặc không hồi phục. Tuy nhiên, phẫu thuật vẫn được đề nghị, vì dù không khỏi thì tình trạng sẽ không nặng lên, còn nếu không điều trị có thể dẫn đến teo cơ và gần như không làm được những việc dù là đơn giản nhất.

Chi phỉ mổ hội chứng ống cổ tay

Chi phí tiểu phẫu cũng như thủ tục khám chữa bệnh mỗi nơi mỗi khác. Tại phòng khám mình thì chi phí phẫu thuật là 3 triệu đồng/tay.
Bạn quyết định đến điều trị tại cơ sở nào thì cần liên hệ trực tiếp với cơ sở đó để được tư vấn về thủ tục cũng như chi phí trước khi điều trị.
Chi phí phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay
Chi phí phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay
Bs. Thanh Tùng

Liên hệ: 0763.237.138 (Zalo, Viber, Facebook).

Mới hơn Cũ hơn