Điều trị ngón tay cò súng như thế nào?

Một ngón tay bình thường có thể cử động được là do hệ thống dây kéo và hệ thống đó được gọi là gân gấp và gân duỗi. Khi ngón tay gấp hệ thống gân gấp sẽ trượt trong một cái bao gọi là bao gân. Vì một lí do nào đó, gân gấp dầy lên tại một vị trí nhất định, làm kích thước đoạn gân đó tăng lên rất nhiều so với bình thường, khi đó gân gấp trượt trong bao gân sẽ khó khăn và không thể đi qua vị những ròng rọc được nên gây kẹt gân tại vị trí đó. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về nguyên nhân, nhận biết cũng như cách điều trị ngón tay cò súng.

Điều trị ngón tay cò súng

Khi duỗi ngón tay nút này sẽ kẹt không vượt qua được chỗ hẹp làm ngón tay không duỗi được, nếu cố gắng duỗi nút này vượt qua chỗ bao gân hẹp sẽ gây ra tiếng “bật” và gây đau chói, nếu để lâu không điều trị, có thể không đau nữa mà chỉ kẹt khi vận động.
Hình ảnh gân vị biêm tạo nên nút sần trên sợi gân

Nguyên nhân bị ngón tay cò súng

Cho tới hiện tại thì chưa có kết luận cụ thể về nguyên nhân của bệnh ngón tay cò súng. Người ta chỉ ghi nhận rằng có những yếu tố thuận lợi dưới đây thường gặp ở những người bị bệnh này.
  • Nữ nhiều hơn nam.
  • Bệnh xuất hiện nhiều ở tuổi từ 40 đến 60 tuổi.
  • Có bệnh nội khoa như: tiểu đường, viêm khớp dạng thấp.
  • Người có hoạt động bàn tay nhiều.

Nhận biết ngón tay cò súng

Ngón tay cò súng thường xuất hiện tự nhiên không do chấn thương, có thể xuất hiện sau một thời gian sử dụng bàn tay nhiều, những triệu chứng bao gồm:
  • Cảm giác đau khi cử động ngón tay.
  • Có thể sưng nề nhẹ.
  • Sờ có một chỗ u lồi lên ở mặt lòng bàn tay ngay chỗ ngón bị đau.
  • Kẹt ngón tay khi duỗi, cảm giác nghe tiếng “bật” khi cố duỗi thẳng ngón tay.
Bieu-hien-cua-benh-ngon-tay-bat
Biểu hiện của bệnh ngón tay cò súng
Ngón tay thường có khuynh hướng cứng hoặc kẹt nếu một thời gian không vận động như mới ngủ dậy vào buổi sáng, sau một lúc vận động thì ngón tay mềm ra.
Trong trường hợp nặng thì ngón tay không thể duỗi thẳng được ngay cả khi có sự trợ giúp.

Chẩn đoán ngón tay cò súng

Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào các triệu chứng nói trên, không cần thiết phải làm xét nghiệm hay x-quang, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Điều trị ngón tay cò súng

Điều trị bảo tồn (dùng thuốc)

Đa phần thường không có hiệu quả, vì giai đoạn bệnh nhân đến khám thường là giai đoạn nặng, có trường hợp ngón tay đã bị kẹt vài tháng đến cả năm. Một vài trường hợp do tiêm thuốc quá nhiều hoặc đắp thuốc này kia gây hư gân, cứng khớp...
  • Nghỉ ngơi: nếu triệu chứng nhẹ thì nghỉ ngơi cũng đủ giải quyết vấn đề, bác sĩ của bạn có thể đề nghị bạn đeo nẹp để giữ ngón tay ở tư thế trung tính.
  • Thuốc: thuốc kháng viêm giảm đau non-steroid
  • Tiêm thuốc steroid: bác sĩ của bạn có thể lựa chọn tiêm corticosteroid (một loại kháng viêm mạnh) vào chỗ gân bị đau.

Điều trị phẫu thuật

Được chỉ định khi điều trị bảo tổn thất bại.
Vị trí ròng rọc A1 trong bệnh ngón tay cò súng
Vị trí ròng rọc A1 được giải phóng trong tiểu phẫu điều trị ngón tay cò súng

Mục đích của việc phẫu thuật là mở rộng đường đi cho gân để gân có thể trượt qua nó dễ dàng. Phẫu thuật đơn giản bằng một đường mổ nhỏ khoảng 1-1.5cm ở lòng bàn tay, bệnh nhân có thể về trong ngày mà không cần nằm lại bệnh viện. Thời gian phẫu thuật điều trị ngón tay cò súng chỉ khoảng 20 phút.

Sau phẫu thuật bao lâu có thể vận động bình thường

Hầu hết khi bị bệnh này đều có thể vận động ngón tay ngay sau mổ-bác sĩ kiểm tra vận động nếu không còn thấy bị kẹt nữa. Bác sĩ tiến hành khâu vết mổ, băng vết mổ và dặn dò các lưu ý sau mổ. Lúc này có nghĩa là phẫu thuật đã hoàn thành.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ uống thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau 5 ngày để vết mổ bình phục. Cắt chỉ vết mổ sau 1 tuần.
Sau cắt chỉ là có thể sinh hoạt hoàn toàn bình thường, nghĩa là mất chừng 1 tuần để bạn có thể sinh hoạt lại bình thường kể từ ngày phẫu thuật.
Bs. Thanh Tùng

Liên hệ: 0763.237.138 (Zalo, Viber, Facebook).

Mới hơn Cũ hơn