Tập vật lý trị liệu điều trị ngón tay cò súng như thế nào?

Tập vật lý trị liệu khi bị ngón tay cò súng là phương pháp tập vận động giúp ngón tay đang bị "cò súng" đó được vận động một cách chủ động hoặc thụ động khi vừa bị ngón tay cò súng hoặc sau tiểu phẫu.

Ý nghĩa của việc tập vật lý trị liệu

Trên thực tế, việc tập luyện ở người lớn khi mới bị ngón tay cò súng và sau khi tiểu phẫu là hai thời điểm mà việc tập luyện có ý nghĩa. Còn khi ngón tay đã có đấu hiệu "bật" khi co duỗi thì việc tập luyện hầu như không có kết quả.

Đối với trẻ nhỏ thì ngược lại, nhất là các bé bị ngón tay cò súng dưới 12 tháng tuổi, việc tập luyện là rất cần thiết, có thể kết hợp với đeo nẹp hỗ trỡ để đạt hiệu quả cao trong điều trị.
Tập vật lý trị liệu ngón tay cò súng
Vết mổ sau 9 ngày vẫn không lành vì bệnh nhân vận động sớm và sai cách

Tập như thế nào

Việc tập luyện vận động khi bị ngón tay cò súng cũng không quá phức tạp. Quan trọng là bạn phải hiểu mục đích của việc tập luyện này là gì.

Đối với người lớn khi chưa phẫu thuật

  1. Đầu tiên là không bôi dầu, đắp thuốc... lên vị trí đau, vì ngón tay cò súng là tình trạng viêm của gân gấp. Việc bạn bôi dầu, cao, đắp thuốc... chỉ là tình trạng bệnh nặng lên thêm mà thôi.
  2. Bạn cần phải uống thuốc kháng viêm, giảm đau do bác sĩ chuyên khoa về xương khớp kê toa. Tuy nhiên, không uống quá 7 ngày bạn nhé. Vì nếu đáp ứng, thì chỉ cần 7 ngày là khỏi. Nếu không, dù bạn có uống thêm 7 tháng thì cũng không thể khỏi.
  3. Hạn chế vận động ngón tay đang bị bệnh, có thể bất động bằng nẹp ngón tay trong thời gian uống thuốc. 
    Bài tập cho bàn tay kể cả khi bạn bị hoặc chưa bị ngón tay cò súng

Đối với người lớn sau tiểu phẫu

  1. Việc tập luyện lúc này có mục đích chính là giúp vận động để gân gấp không bị dính tại vị trí mổ. Một số trường hợp bị giới hạn vận động trước khi mổ thì việc tập luyện lúc này cũng hỗ trợ hoạt động của ngón tay tốt hơn, sớm phục hồi lại giới vận động thông thường.
  2. Tập vận động sau mổ ngón tay cò súng nói riêng và trong hầu hết các phẫu thuật khác nói chung là điều cần thiết và vô cùng quan trọng.
  3. Bệnh nhân phải tập luyện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật để việc phục hồi được sớm nhất mà không ảnh hưởng xấu đến chức năng.

Đối với trẻ em khi bị ngón tay cò súng

  1. Đưa trẻ đi khám chuyên khoa là việc đầu tiên cần làm.
  2. Tập luyện cho trẻ cũng tương đối đơn giản và nhẹ nhàng. Bạn vuốt duỗi ngón tay bị "cò súng" của trẻ ra và giữ như vậy khoảng 10 giây, sau đó buông ra rồi gấp ngón tay lại giữ khoảng 10 giây. Lặp đi lặp lại như vậy mỗi lần tập khoảng 10 phút (video hướng dẫn tập vận động cho trẻ)
  3. Buổi tối khi trẻ ngủ, có thể nẹp tay cho trẻ. + Việc tập luyện với trẻ dưới 12 tháng tuổi thường có hiệu quả đáng kể. Với trẻ lớn hơn thì việc tập luyện cần phải đánh giá hiệu quả sau 1 tháng, 2 tháng... Nếu thấy không hiệu quả cần đưa trẻ đi phẫu thuật, tránh để lâu ảnh hưởng đến chức năng của ngón tay.
 
Trên đây là một số thông tin cơ bản về việc tập luyện vận động khi bị ngón tay cò súng. Hy vọng bài việc giúp ích được cho mọi người khi không may mắc phải bệnh lý này để điều trị đúng và kịp thời.
Bs. Thanh Tùng

Liên hệ: 0763.237.138 (Zalo, Viber, Facebook).

Mới hơn Cũ hơn